Khoản 3 Điều 72 Bộ luật tốtụng hình sự (TTHS) 2015 có quy định “Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trởlên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý,đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận (UBMT) Tổquốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa chongười bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Như vậy, bào chữa viên nhân dân là ngườitham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa và đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện như những người bào chữa khác được quy định tại Khoản 2 Điều 72; Điều73 Bộ luật TTHS.
Cơ sở khoa học và thực tiễntrong việc xây dựng chế định bào chữa viên nhân dân cũng là một trong những nộidung còn gây tranh cải không ít trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan tiếnhành tố tụng và những người tiến hành tố tụng với nhau, liên quan đến việc giớithiệu thành viên và thực hiện quyền và nghĩa vụ của Bào chữa viên nhân dân.
Chế định bào chữa viên nhân dânnó chứa nội dung nhân văn trong lĩnh vực luật pháp nói chung và Bộ luật Tố tụnghình sự nói riêng, thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước, như Điều14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cácquyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hộiđược công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; Khoản4 Điều 31: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xửcó quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”
Nhìn lại về lịch sử và hiện tại, quyền được nhờ ngườikhác bào chữa cho mình là quyền Hiến định. Điều 101Hiến pháp 1959 và Điều 132 Hiến pháp năm 1992 cũngkhẳng định nguyên tắc: “Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm”. Đây làmột trong những quyền tự do cơ bản của công dân và từ đây, chế định luật sư đãđược Hiến pháp quy định trở thành một nội dung quan trọng được luật hóa làm nềntảng cho toàn bộ hoạt động của luật sư trong khi tham gia tố tụng, có được sựđảm bảo bởi đạo luật cơ bản của Nhà nước và vai trò của luật sư trong cuộc đấutranh nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng đã được khẳngđịnh.
Chế định bào chữa viên nhân dân, khái niệm này xuất hiệntừ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 69/SL,Ngày 18-6-1949, quy định về chế định bào chữa viên nhân dân, trong đó có cácquy định: “Điều 1: Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các Tòa án thườngvà Tòa án đặc biệt xử việc tiểu hìnhvà đại hình, trừ Tòa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân khôngphải là luật sư, bào chữa cho. Công dân do bị can đã tự chọn để bênh vực mìnhphải được ông Chánh án thừa nhận. Điều 2: Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể,tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can”.
Theo quy định tại Nghịđịnh số 01/NĐ-VY ngày 12-01-1950 của Bộ Tư pháp, điều kiện để trở thành bàochữa viên bao gồm: Có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông hay đànbà; Ít nhất 21 tuổi; Hạnh kiểm tốt và chưa can án... Bản thân đương sự có thểtrình một danh sách ba người bênh vực cho mình và ông Chánh án sẽ chọn 01 trong3 người này.
Để cụ thể hoá quyền được bào chữa của bị cáo, Bộ luậttố tụng hình sự năm 1988 và Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy địnhngười bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ,bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.Về người bào chữa là luật sư, đã cónhiều văn bản pháp luật quy định. Nhưng đối với người bào chữa là người đạidiện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dânthì thực tiễn xét xử còn nhiều ý kiến khác nhau. Một phần do Bộ luật Tố tụnghình sự quy định không cụ thể, một phần do các cơ quan tố tụng trung ương chưacó hướng dẫn.
Pháp luật hiện hành quy định vị trí, vai trò của bàochữa viên nhân dân còn mờ nhạt, thiếu cụ thể, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm2015 quy định: “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên củaMặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viêncủa tổ chức mình”. Trong thực tế tổ chức Mặt trận quá rộng lớn, thành viên củatổ chức này mang tính bao trùm cả xã hội , như Hội nông dân, các tổ chức hội nghềnghiệp, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, khi một người trongcác tổ chức đó phạm tội, để xác định là thành viên Ủy ban Mặt trận có nhiềucách hiểu khác nhau, một người nông dân ở nông thôn có phải là thành viên củaHội nông dân hay không, một phụ nữ ở nông thôn có phải là thành viên của Hộiphụ nữ hay không. Trong thực tế những Hội này thường lên tiếng bảo vệ cho nhữngngười thuộc giới của họ, hoặc thuộc hệ thống của họ. Việc Ủy ban Mặt trận hoặctổ chức thành viên cử người bào chữa cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng vìkhông nắm được nguồn là Luật sư, nên có lúc cử những người không hiểu biết về phápluật, không có chứng chỉ Luật sư nên không được các cơ quan tố tụng công nhận.
Tuy nhiên, để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, Nghịquyết số 03 ngày 2-10-2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hướng dẫn mộtngười được coi là bào chữa viên nhân dân khi người đó được Uỷ ban MTTQ ViệtNam, tổ chức thành viên của mặt trận cử ra bào chữa cho thành viên của tổ chứcmình. Toà căn cứ vào giấy giới thiệu của Uỷ ban MTTQ Việt Nam hoặc tổ chức thành viên từ cấpxã, phường trở lên mà cấp giấy chứng nhận người bào chữa chongười bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của mình.
Mặc dù có một số người tham gia với tưcách bào chữa viên nhân dân có những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ quyềnlợi cho bị can, bị cáo là thành viên tổ chức Mặt trận, nhưng nhìn chung chấtlượng hành nghề không cao, gặp rất nhiều trở ngại, vướng mắc do những hạn hẹpvề kiến thức pháp luật, lại không được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng trongtranh tụng vụ án hình sự, không được tập sự trong các tổ chức hành nghề luật sưchuyên nghiệp, không được cập nhật các văn bản pháp luật cần thiết để có điềukiện cần và đủ cho việc bào chữa.
Trong thực tiễn, có một trường hợp khôngthống nhất nhận thức về tiêu chuẩn bào chữa viên nhân dân nên có trường hợp Việnkiểm sát không công nhận người bào chữa, nhưng khi qua Tòa án lại công nhận,với lý do là chưa có hướng dẫn cụ thể, nên vấn đề bào chữa viên nhân dân cònmang tính tùy nghi rất cao, ai hiểu thế nào cũng được.
Trong giai đoạn hiện nay có rất ít vụ cónhờ bào chữa viên nhân dân, đối tượng này quá rộng, ai cũng có thể tham giađược nếu như có giới thiệu của Ủy ban Mặt trận, hoặc thành viên của Ủy ban Mặttrận, gây ra nhiều phiền toái khi các cơ quan tố tụng công nhận người bào chữaviên nhân dân.
Thiết nghĩ hiện nay nên chuyên môn hóa, UBMT,các tổ chức thành viên của UBMT yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định luật sư bào chữa chongười bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của mình.
Trong giai đoạn xã hội phát triển hiện đạihiện nay, trình độ dân trí đã được nâng cao rất nhiều so với trước đây khi Nhà nướcta còn non trẻ, chế định bào chữa viên nhân dân xem như đã hoàn thành sứ mệnhlịch sử của nó. Hiện nay, cùng với việc thực thi Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtluật sư năm 2012, hướng tới việc xây dựng một đội ngũ luật sư chuyên nghiệptheo tinh thần của Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư về tiếptục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư. Các Đoàn Luậtsư trong nước nói chung và Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Bình nói riêng, có những bướcphát triển vững chắc, kiện toàn nâng cao tổ chức hoạt động, đổi mới và nângcao năng lực, tính chuyên nghiệp trongquản lý, điều hành, đủ điều kiện để thực hiện các phạm vi hành nghề tư vấn,tranh tụng và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho Nhân dân và đảm nhiệm thực hiệnluật “sư công” như hiện nay khi các cơquan tiến hành tố tụng yêu cầu. Hiện nay Đoàn luật sư là thành viên của UBMT, nên chăng quy địnhUBMT hoặc các tổ chức thuộc UBMT yêu cầu Đoàn Luật sư cử luật sư bào chữa chongười bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là thànhviên của mình để bảo đảm tính chuyên nghiệp cao hơn và bảo đảm chất lượng hơn, đảmbảo cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, khônglàm oan người vô tội, giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng xác định được sự thậtkhách quan của vụ án. Đó cũng là một trong những căn cứ, cơ sở để có thể giúpTòa án giải quyết vụ án một cách chính xác, đảm bảo sự khách quan, công bằng,không bỏ lọt tội phạm và cũng không xử oan cho người vô tội./.