Nghiên cứu - trao đổi

HÌNH PHẠT VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT

4/20/2023 9:58:41 AM

HÌNH PHẠT VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

HÌNH PHẠT VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP MIỄN CHẤPHÀNH HÌNH PHẠT TÙ CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

                     (LS.Đoàn Công Kê Đoàn luật sư Quảng Bình)

         

Hệ thống hình phạt là một chỉnh thể bao gồm các hìnhphạt được quy định trong Bộ luật hình sự, có phương thức liên kết theo một trậttự nhất định phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt vàtheo một trật tự từ nhẹ đến nặng. Bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung,Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy địnhtrong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc phápnhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người,pháp nhân thương mại đó. Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người,pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật vàcác quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhânthương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Điều32 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định 7 loạihình phạt chính và 7 loại hình phạt bổ sung.

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 “Ngườichưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.Theo quy định của pháp luật hìnhsự Việt Nam thì người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự trong một sốtrường hợp, còn người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sựđối với mọi hành vi phạm tội. Người dưới 18 tuổi phạm tội, chỉ áp dụng 4 loạihình phạt chính là: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạnđược quy định tại Điều 98 BLHS. Tuy nhiên, Phạt tiền được áp dụng là hình phạtchính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhậphoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trườnghợp được miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 92 Bộ luật hình sự hiệnhành. Điều kiện áp dụng khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉquyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giảitại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụngmột trong các biện pháp này.

Như vậy chính sách hình sự của Nhà nước ta đối vớingười chưa thành niên phạm tội thiên về áp dụng biện pháp tư pháp hơn là ápdụng hình phạt chính. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ vềthể chất và tâm thần, là những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họcó hành vi phạm tội và phải tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụán, do đó tùy theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân mà họ cầnđược bảo vệ theo quy định của pháp luật hơn là nặng về biện pháp trừng trị.

          Chủ trương giảm hình phạt tù đối vớingười chưa thành niên phạm tội là đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướngthiện trong việc xử lý người phạm tội. Khi đã áp dụng hình phạt đối với họ thìbiện pháp miễn chấp hành có điều kiện hình phạt tù còn lại là giải pháp chophép sớm đưa người chưa thành niên phạm tội sớm trở về với cộng đồng để phụcthiện, sửa chữa sai lầm với sự giúp đỡ, giám sát của công đồng, gia đình, xãhội. Đây có thể được coi là giải pháp khắc phục những thiếu sót trong quá trìnhxử lý có khi vì một lý do nào đó mà quá “Nặng tay” để áp dụng hình phạt tù đốivới người chưa thành niên phạm tội.

          Tuy nhiên trong bối cảnh tình hìnhhiện nay người chưa thành niên phạm tội ngày càng gia tăng và diễn biến phứctạp, tỷ lệ tái phạm khá cao thì việc thực hiện chính sách nhân đạo với ngườichưa thành niên phạm tội nhưng phải đòi hỏi bảo đảm tính an toàn cho cộng đồng vàbảo đảm tính giáo dục phục hồi nhân phẩm đối với người chưa thành niên phạm tội,đây là một bài toán khó đòi hỏi phải có tính đồng bộ đặt ra các biện pháp điềukiện chặt chẽ để thử thách người phạm tội có tác dụng giúp đỡ họ sống có tráchnhiệm, có kỷ luật, quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, khắc phục nguyên nhân điều kiệnphạm tội.

          Mặc dù theo quy định của BLHS hiệnhành, đã có rất nhiều chính sách để miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm thời hạnchấp hành hình phạt. Nhưng một vấn đề bất cập hiện nay là chưa kèm theo cácđiều kiện , biện pháp cần thiết để tạo điều kiện giáo dục họ khi trở về cộngđồng như trách nhiệm của gia đình, chính quyền, các tổ chức đoàn thể mà họ sẽvề sinh hoạt. Chính vì thế nỗi lo của những thực thi pháp luật là họ sẽ táiphạm. Chính từ những suy nghĩ này mà những người thực thi giải quyết vụ án chưacoi trọng về việc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấnmà nặng về áp dụng hình phạt tước bỏ tự do của người chưa thành niên phạm tội.

          Nhắc nhở, giám sát tại gia đình đượcxem là biện pháp nhân đạo, hạn chế được sự kỳ thị của cộng đồng đối với ngườichứ thành niên vi phạm, đồng thời huy động được sự quan tâm của gia đình vàngười thân vào việc hướng dẫn giúp đỡ con em mình, san sẽ gánh nặng cho các cơquan Nhà nước trong việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh , trật tự an toànxã hội. Trong trường hợp mà ngươi chưa thành niên tiếp tục vi phạm nghiêm trọngthì lúc đó ta mới áp dụng các biện pháp cao hơn.

          Biện pháp khuyến khích gia đình, cácđoàn thể xã hội, cộng đồng tham gia vào việc giáo giục đối với người chưa thànhniên phạm tội phù hợp với chủ trương xã hội hóa công tác xã hội hóa giáo dụcngười chưa thành niên trong cộng đồng của Nhà nước ta. Đối với người chưa thànhniên phạm tội không còn cha, mẹ không có nơi cư trú rõ ràng hoặc là người langthang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa nếu không xác định được gia đình của họ thìcơ quan có thẩm quyền là Cơ quan Điều tra đề nghị Cơ quan Lao động- Thương binhvà Xã hội hoặ Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ ở nơi xẫy ra tội phạm hoặc nơi bắtgiữ cử người giám sát, giáo dục họ.

          Chính sách hình sự đối với người chưathành niên phạm tội là chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, pháttriển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, chính vì thế chúng tacần có sự chuyển đổi nhận thức sâu sắc từ phía những cán bộ thay mặt Nhà nướcthực thi pháp luật trong lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự trị an xã hội, có nhưvậy mới giải quyết thấu tình đạt lý, thực hiện đúng với chính sách của nhà nướckhi xử lý vụ việc liên quan đến  ngườichưa thành niên phạm tội. Chống cho được tư tưởng mặc cảm, kỳ thị, đánh giá nặngnề với quá khứ  đối với người chưa thànhniên phạm tội hoặc đối với tiền sử, nhân thân những người trong gia đình củangười đó để làm xấu đi tình trạng vi phạm cụ thể hoặc làm bất lợi cho ngườichưa thành niên có vi phạm hoặc phạm tội.

          Từ những quan điểm trên tôi thấy đểlàm có hiệu quả chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thànhniên phạm tội tôi ủng hộ quan điểm đề xuất quy định về xử lý chuyển hướng ápdụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong BLHS nên đề cao biện pháp xửlý giáo dục tại gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, chỉ khi nào biện phápnày thực sự không có tác dụng với một người chưa thành niên cụ thể thì lúc đómới áp dụng biện pháp giáo dục tai xã phường có phân công người giám sát giáohuấn để cải tạo và nếu cả hai hình thức này không thích hợp thì mới áp dụng cácbiện pháp khác cứng rắn hơi để tước quyền tự do của người chưa thành niên có viphạm đưa vào trường giáo dưỡng, hoặc áp dụng hình phạt tù có thời hạn mà BLHSquy định đối với người chưa thành niên phạm tội để cải tạo, giáo dục họ./.

Đóng góp ý kiến Bản in
Họ và tên
Nội dung hỏi
  Mã xác nhận: 6156

video

Lượt truy cập: 1388518 lần

Đang online: 11 người